Viêm Dạ Dày – Tá Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
-
Ngày đăng:
20/08/2020 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
272
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trong năm 2013, có khoảng 90 triệu trường hợp mới của tình trạng này. Càng có tuổi, bệnh càng trở nên phổ biến hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng để có cách điều trị và biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả.
1. Viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày (Tên tiếng anh là Gastritis) hay còn gọi là viêm niêm mạc dạ dày, là tổn thương gây viêm hoặc sưng niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày – tá tràng là tinh trạng tổn thương viêm trên niêm mạc dạ dày – tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non)
Có 2 loại viêm dạ dày (viêm bao tử):
- Viêm dạ dày cấp: bệnh khởi phát triệu chứng đột ngột, diễn tiến nhanh nhưng ít để lại di chứng và có thể chữa trị hoàn toàn.
- Viêm dạ dày mạn: bệnh có tiến triển chậm, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.
2. Triệu chứng viêm dạ dày
Bạn cần chú ý các dấu hiệu biểu hiện của viêm dạ dày tá tràng dưới dây để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.
- Giảm cân đột ngột
- Mệt mỏi, mất ngủ ( thường xuyên bị đau dạ dày về đêm?
- Đau âm ỉ hoặc nóng (chứng khó tiêu) tại vùng bụng trên có thể tồi tệ hơn hoặc tốt hơn với ăn uống.
- Buồn nôn kèm đau dạ dày, có thể nôn ra máu
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Ợ hơi hoặc đầy hơi, ợ chua, ợ nóng
- Cảm giác đầy ở vùng bụng trên sau khi ăn.
- Giảm trọng lượng
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày tá tràng
Dưới đây là các yếu tố làm mắc bệnh viêm dạ dày nhanh:
- Tác dụng phụ của thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, aspirin gây kích ứng niêm mạc dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó mà khiến lớp niêm mạc bị tiếp xúc với axit dịch vị và bị tổn thương.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia: Rượu có thể tăng axit, gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, tổn thương vị ổ viêm nguy cơ gây loét và thủng dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Căng thẳng, stress: Tinh thần căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn gây viêm dạ dày.
- Thói quen ăn uống: Ăn uống không đúng bữa, ăn quá khuya, thường xuyên sử dụng các đồ ăn chua, cay, nóng khiến dạ dày bị kích ứng
- Thói quen sinh hoạt: Thức quá khuya, sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày
- Hút thuốc lá: Hàm lượng nicotin rất cao có trong khói thuốc gây kích thích và sản sinh nhiều chất cortisol – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
4. Viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày ở thể nhẹ khiến nhiều người chủ quan. Nếu không điều trị từ sớm, bệnh sẽ diễn tiến xấu đi rất nhanh và có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm sau:
- Loét dạ dày: Các chỗ viêm nếu không được điều trị thì sẽ phát triển rất nhanh, hình thành nên các ổ loét trong dạ dày. Mức độ loét có thể nhẹ như vết trợt ở niêm mạc dạ dày nhưng đôi khi cũng có thể trở nên nặng nề và ăn sâu vào tận lớp cơ. Khi đó, người bệnh cảm thấy đau quặn phần thượng vị, cơn đau xuất hiện dày đặc, ợ hơi, ợ chua.
- Hẹp môn vị: Van cơ ở vị trí giữa dạ dày và ruột non có chức năng giữ thức ăn nằm nguyên trong dạ dày cho đến khi nó sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiêu hóa. Khi bị hẹp môn vị, các cơ môn vị bị dày lên và trở nên hẹp bất thường, ngăn cản thức ăn chuyển tới ruột non.
- Xuất huyết dạ dày: Niêm mạc tổn thương dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Người bệnh đau bụng, buồn nôn, nôn, đại tiện ra máu đỏ hay phân có màu đen như bã cà phê, người mệt mỏi. Mức độ chảy máu có thể nặng nhẹ khác nhau, nếu quá nặng có thể đe dọa tới tính mạng.
- Thủng dạ dày: Đây là một trong những biến chứng cấp tính của viêm dạ dày khiến người bệnh đau bụng dữ dội, mệt mỏi. Thủng dạ dày thường diễn ra một cách đột ngột, có xu hướng tăng dần về cả mức độ và tần suất.
- Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày nặng nếu không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn tới ung thư dạ dày, do các tế bào khỏe mạnh bị biến tính và phát triển theo hướng dị biệt.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ ngay khi các rắc rối về đường tiêu hóa diễn ra thường xuyên làm cho cơ thể bạn mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Nếu bạn nghi ngờ hoặc xuất hiện những triệu chứng kể trên thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
5. Các phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày tá tràng
Tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của bệnh nhân, bệnh nhân bị viêm dạ dày sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp.
- Nội soi dạ dày: Ống soi đi sâu vào ống tiêu hóa giúp bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương trong dạ dày. Bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây viêm dạ dày, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm vi khuẩn HP: Xét nghiệm phân, máu, hơi thở để tìm ra vi khuẩn HP. Đây là những phương pháp dễ thực hiện, cho kết quả chính xác giúp bác sĩ phát hiện ra vi khuẩn HP.
6. Cách điều trị viêm dạ dày tá tràng
6.1 Điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Tây y
Dựa vào tình trạng viêm dạ dày, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Các triệu chứng loét có thể giảm nhanh chóng khi điều trị. Bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Điều này đặc biệt quan trọng với nhiễm trùng H. pylori để đảm bảo rằng tất cả các vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn.
Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm dạ dày:
-
- Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
- Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid.
- Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
- Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
- Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
6.2 Tái khám đúng hẹn
Bệnh nhân tuyệt đối không được bỏ thuốc, tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh. Bệnh nhân không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.
6.3 Bài thuốc dân gian trị viêm dạ dày bằng thuốc nam
Cách 1: Nhọ nồi
Hoạt chất Tanin giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid gây hại và dịch vị dạ dày. Cùng với đó là 2 hoạt chất Flavonozit và Carotene giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa viêm loét.
Cách thực hiện:
- Nhọ nồi đem rửa và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn
- Sau 15 phút, vớt nhọ nhồi, để cho ráo nước rồi xay nhuyễn cùng một chút nước
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt chia uống 2 lần trong ngày
Cách 2: Lá mơ lông
Lá mơ lông có chứa hoạt chất sulfur dimethyl disulphit hoạt động như một kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại bên trong dạ dày và hỗ trợ điều trị viêm loét.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 40g lá mơ lông tươi đem đi rửa sạch rồi vớt ra để ráo
- Xay nhuyễn lá mơ lông cùng với 300ml nước
- Sau khoảng 5 phút thì chắt lấy nước và bỏ phần bã
- Uống phần nước cất này 2 lần/ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Cách 3: Lá khôi tía
Hoạt chất glucoside và tanin bên trong lá khôi tía khi đi vào dạ dày giúp trung hòa và giảm tiết dịch vị acid, làm se lớp niêm mạc.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 40g lá khôi tía đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun với khoảng 1 lít nước.
- Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút
- Chắt lấy nước rồi bỏ bã, sử dụng nước này để uống vào trước bữa ăn sáng khoảng 15 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian ngắn sẽ thấy bệnh dần chuyển biến tốt.
7. Cách phòng tránh viêm dạ dày tá tràng theo chuyên gia
Để không phải khổ sở vì viêm dạ dày, bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh:
- Bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung chén nước chấm hoặc gắp thức ăn cho nhau nếu gia đình bạn có người nhiễm vi khuẩn HP
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
- Tránh dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
- Tránh stress, tâm lý căng thẳng
- Tránh thức quá khuya, ngủ đủ 8h/ngày
8. Chế độ ăn uống và sinh họat hợp lý giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
Để ngăn ngừa viêm dạ dày thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh được cho là cần thiết.
Chế độ ăn uống:
- Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày: bánh mì, nước dừa, sữa chua,…
- Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid: ớt, chanh, các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê,…
- Ăn đúng, đủ bữa, đảm bảo ăn chín, uống sôi
- Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể
- Tránh nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong
Chế độ sinh hoạt:
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Hạn chế bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn
- Tập luyện khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày
- Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7-8h/ngày
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress
9. Một số câu hỏi liên quan
9.1 Viêm dạ dày gây rối loạn tiêu hóa không?
Dạ dày bị tổn thương khiến thức ăn chưa được làm mềm và phân hủy hoàn toàn. Tình trạng này làm tăng áp lực lên tá tràng, đại tràng khiến nhu động ruột bị rối loạn và gây tiêu chảy, đi ngoài. Cùng với đó là hội chứng ruột kích thích khiến đại tràng co bóp bất thường dẫn đến tình trạng đi phân lỏng, phân nát hoặc táo bón.
9.2 Nên ăn gì khi bị viêm dạ dày tá tràng?
Một số loại thực phẩm mà người bị viêm dạ dày nên ăn bao gồm:
- Chuối chín: Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit trong dịch dạ dày. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ viêm tấy hay sưng phồng đường ruột.
- Sữa chua: Sữa chua có chứa men vi sinh có thể làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn có hại của cơ thể, chữa bệnh trên đường ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, men vi sinh có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy trướng bụng, khó tiêu, ợ hơi,…
- Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Canxi (Ca), Sắt (Fe)…cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày. Bạn có thể lựa chọn một số loại rau: cải xanh, bắp cải xanh, đậu xanh….
- Táo: Các hoạt chất trong trái táo có tác dụng dùng để bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời loại trái cây này sẽ cung cấp ka, cal cho cơ thể. Bạn có thể uống 1 ly nước ép táo mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Nước dừa: Nước dừa có chứa nhiều các hoạt chất điện phân, Ca, Ka, Mg … và các chất khoáng có tác dụng tốt cho cơ thể, nó giúp giảm các vấn đề về tiết niệu cũng như có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn đường ruột.
>> Tìm hiểu thêm: Viêm dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
9.3 Viêm dạ dày ăn cam được không?
Cam là loại quả tốt cho sức khỏe con người, nó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ngừa sỏi thận, chống thiếu máu, bổ sung vitamin cho cơ thể.
Tuy nhiên, người bị viêm dạ dày tá tràng không nên ăn cam, bởi:
- Cam có vị chua và có chứa nhiều acid. Lượng acid trong dạ dày tăng, gây nên những kích thích mạnh mẽ lên niêm mạc dạ dày, tác động lên các vết loét,tạo ra cảm giác cồn cào và khiến bệnh nhân đau dạ dày phải chịu các cơn đau khó chịu.
- Sử dụng cam với lượng lớn cùng lúc, bệnh nhân viêm dạ dày sẽ làm tăng tần suất và mức độ của các triệu chứng đau dạ dày.
Vì vậy, bạn hãy cân nhắc trước khi sử dụng loại quả này nhé!
Hi vọng rằng, với những thông tin về viêm dạ dày trên, CumarGold đã giải đáp ở trên có thể cho bạn những lựa chọn tốt nhất để cách bảo vệ và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm! Thường xuyên truy cập vào http://cumargold.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!
Tìm hiểu thêm: