Skip to main content

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bún Không? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

  • Ngày đăng:

    10/08/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    372

Bún là món ăn dễ làm, đơn giản cho bữa sáng của mỗi gia đình. Nhưng với người đau dạ dày có nên ăn bún không? Kiểm tra bún an toàn bằng cách nào? Đáp án chi tiết và chính xác sẽ có ngay trong bài chia sẻ dưới đây, hãy tham khảo ngay nhé!

Đau dạ dày ăn bún được không?
Đau dạ dày ăn bún được không?

1. Bún gồm những thành phần gì?

Để sợi bún có màu trắng tinh, sợi dai và lâu ôi thiu người ta đã áp dụng rất nhiều cách. Hàn the, chất Tinopal, acid Oxalic, Formol, Natri Benzoat, Natri Sulfit, chất độn thường được thêm vào khi làm bún.

  • Hàn the: Hàn the giúp sợi bún không bị bết dính và dai hơn. Nó không có trong danh mục những chất dược Bộ Y tế cho phép dùng khi chế biến thực phẩm. Nếu tích lũy lượng lớn hàn the trong cơ thể sẽ gây nên các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, bong tróc da, rụng tóc, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,…
  • Chất Tinopal/chất huỳnh quang: Chất này có tác dụng tạo độ trong và bóng cho sợi bún. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, Tinopal là chất cấm, chỉ được dùng trong công nghiệp. Trong Tinopal có rất nhiều tạp chất và kim loại nặng, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng. Ăn quá nhiều và liên tục có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày, thành ruột, suy thận thậm chí là ung thư.
  • Acid Oxalic và Formol: Đây là những chất giúp bảo quản bún, chống ôi thiu và giúp sợi bún đẹp mắt hơn. Trong danh sách phụ gia được dùng để chế biến thực phẩm cũng không có Acid Oxalic và Formol.
  • Natri Benzoat và Natri Sulfit: Đây là những chất được dùng vào mục đích bảo quản và làm trắng sợi bún. Natri Benzoat, Natri Sulfit nằm trong danh mục những chất được sử dụng để chế biến thực phẩm nhưng phải đảm bảo hàm lượng nhỏ.

2. Đau dạ dày có nên ăn bún không?

Đau dạ dày có nên ăn bún không? Đáp án của câu hỏi này là không. Các chuyên gia cho biết, trong bún có chất chua và chất phụ gia có khả năng gây hại cho dạ dày. Ăn bún còn có thể khiến vết loét dạ dày trở nên trầm trọng, thậm chí là thủng dạ dày. Bên cạnh đó, trẻ em, phụ nữ sau sinh, người bị ốm,… cũng không nên ăn bún.  

3. Kiểm tra bún an toàn bằng cách nào?

Kiểm tra bún an toàn
Cách kiểm tra bún an toàn đơn giản và nhanh nhất đó chính là quan sát màu sắc sợi bún

Cách kiểm tra bún an toàn đơn giản và nhanh nhất đó chính là quan sát màu sắc sợi bún. Sợi bún thường có màu trắng đục nếu được làm từ gạo nguyên chất. Ngược lại, sợi bún có màu trắng, trong, bóng nếu chứa hàn the hay các chất phụ gia gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bún chứa hàn the và hóa chất quá mức có thể để 2 – 3 ngày mà không bị ôi thiu, khi nhai không có mùi vị.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người sử dụng nên thận trọng với bún có màu trắng tinh và độ bóng dưới ánh sáng. Để phát hiện hàn the trong bún, người ta cũng có thể dùng que thử bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào. Sợi bún chuyển sang màu xám chứng tỏ người sản xuất đã cho thêm hàn the. Trường hợp bún phát sáng trong bóng tối hoặc dùng đèn cực tím (soi tiền) chiếu vào và phát sáng chứng tỏ bún đã nhiễm chất Tinopal. 

>> Tìm hiểu thêm:

Bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “Đau dạ dày có nên ăn bún không?”. Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe mà cụ thể là bệnh lý dạ dày, đừng ngại cho chúng tôi biết để được tư vấn miễn phí. Bạn chỉ cần comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!

Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x