Skip to main content

Bệnh viêm loét dạ dày cấp tính, nguyên nhân và cách chữa

  • Ngày đăng:

    13/02/2020
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    193

Cơn loét dạ dày cấp khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn, bỏng rát như kiến cắn ở vùng bụng đặc biệt là thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức)? Vì đây là một bệnh cấp tính, do vậy việc điều trị phải được tiến hành nhanh chóng và đúng nguyên tắc.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày cấp.

Xem thêm:

1. Bệnh viêm loét dạ dày cấp tính

1.1 Nguyên nhân loét dạ dày cấp

Rối loạn tăng tiết acid dịch vị

Theo các thống kê, 1/3 số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng là do nguyên nhân tăng tiết acid dịch vị. Acid dịch vị (HCl) là nguyên nhân chính gây loét dạ dày. Acid gây loét dạ dày bằng cách bào mòn lớp niêm mạc dạ dày (thậm chí sâu hơn) và hình thành các vết loét cấp tính.

Vi khuẩn H.pylori

Vi khuẩn HP có ở niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân chính gây viêm niêm mạc dạ dày. chúng tiết ra Mucinase, Lipase phá vỡ lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày. Điều này làm cho các yếu tố tấn công đặc biệt là acid dịch vị dễ tấn công niêm mạc dạ dày hơn.
Đồng thời HP làm rối loạn chức năng tiết bicarbonat của dạ dày. Khi thiếu chất này, khả năng trung hoà acid thừa của dạ dày bị giảm, dẫn đến viêm loét dạ dày cấp tính.
Ngoài ra HP có khả năng tự tiết ra một lớp màng bảo vệ xung quanh chính nó. Do vậy chúng có thể tồn tại khá lâu trong dạ dày mà không bị acid dịch vị tiêu diệt. Điều này khiến cho việc điều trị vi khuẩn HP gây viêm dạ dày cấp trở nên khó khăn hơn.
Trong một số trường hợp xấu, bệnh nhân có thể bị biến chứng viêm dạ dày mạn, lymphoma dạng MALT, ung thư dạ dày…

vi khuẩn hp gây loét dạ dày cấp
Vi khuẩn HP dương tính gây loét dạ dày cấp

Xem thêm: Sinh lý bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Thuốc kháng viêm nonsteroids (NSAIDs)

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm (NSAIDs, Corticoid) là nguyên nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày – tá tràng.
Các thuốc nhóm này sẽ phá huỷ lớp rào cản tự nhiên của niêm mạc, NSAIDs gián tiếp làm giảm sản xuất chất nhầy. Làm niêm mạc dễ tổn thương trước các yếu tố tấn công như thức ăn cay nóng, acid dịch vị.
Ngoài ra, nhóm thuốc này có bản chất acid, do vậy có thể làm tổn thương tại chỗ tại niêm mạc dạ dày.
Hiện nay, có nhiều ý kiến rằng việc nhiễm HP và sử dụng thuốc NSAIDs đồng thời làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng, chiếm 22-63% số ca bệnh.

dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau NSAIDs có thể gây ra viêm loét dạ dày cấp

Tăng calci máu

Tăng calci máu và hội chứng Zollinger – Ellison là một nguyên nhân không phổ biến của bệnh loét dạ dày tá tràng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng calci kích thích tiết gastrin (một chất trong dịch vị). Gastrin tăng làm tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày, làm dạ dày dễ tổn thương hơn.

Do di truyền

Hơn 20% số bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có tiền sử gia đình bị bệnh này. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đang nghi ngờ về sự liên quan giữa những người có nhóm máu O và nguy cơ cao mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày cấp cao gấp 2 lần so với những người không hút. Nguyên nhân là do thuốc lá làm niêm mạc dạ dày nhạy cảm hơn, các yếu tố bảo vệ niêm mạc như màng nhầy bị phá huỷ. Tạo môi trường thuận lợi cho HP phát triển gây viêm loét dạ dày tá tràng.

thuốc lá và rượu
Sử dụng nhiều thuốc lá và rượu bia gây viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính

Uống rượu bia

Rượu có độ cồn cao hơn 10 độ có khả năng gây nên các cơn đau do loét dạ dày cấp tính. Nguyên nhân là rượu có khả năng làm tăng tiết acid dạ dày, rối loạn tiêu hoá gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Chế độ ăn uống

Một số loại thức ăn có thể kích thích niêm mạc dạ dày gây viêm như thức ăn chua, thức ăn cay nóng hoặc đồ ăn quá cứng. Ngoài ra một số loại thực phẩm như trà, cà phê, chuối tiêu xanh,… được cho là có liên quan trực tiếp với nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Căng thẳng stress

Khi bị căng thẳng hoặc stress, nhịp tim và huyết áp của bạn bị rối loạn, dẫn đến tăng tiết acid dịch vị hoặc rối loạn giảm tiếp chất nhầy niêm mạc dạ dày. Do vậy dẫn đến mất cân bằng yếu tố tấn công và bảo vệ tại dạ dày, gây viêm loét dạ dày cấp tính.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày cấp tính

Một số bệnh lý sau có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Bệnh viêm dạ dày do dị ứng
  • Xơ gan
  • Tăng ure máu
  • Các bệnh tự miễn
  • Bệnh Corh
  • Bệnh dạ dày do rối loạn tiết mật

1.2. Các cấp độ của loét dạ dày cấp

Loét dạ dày cấp độ 1: Vết loét mới hình thành, chỉ dừng lại ở lớp niêm mạch
Loét dạ dày cấp độ 2: Vết loét đã xuống tới lớp hạ niêm mạc, cơ thậm tri là lớp thanh mạc
Loét dạ dày cấp độ 3: thủng dạ dày, khi gặp tình trạng này cần được điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) ngay

2. Triệu chứng loét dạ dày cấp

Đau thượng vị: Đau vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến mà hầu hết các bệnh nhân loét dạ dạ dày cấp đều gặp phải. Bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ, nóng rát, đặc biệt khi ăn xong, cơn đau sẽ dữ dội, nóng rát hơn.

Chính vì đau, loét dạ dày có thể khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm. Theo thống kê, khoảng 30 – 80% bệnh nhân gặp cơn loét dạ dày cấp vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Đau vùng thượng vị
Đau rát vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của loét dạ dày cấp

Ngoài đau thượng vị, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Ăn uống khó tiêu, có thể ợ hơi, ợ chua
  • Cơ vùng bụng bị căng cứng, đặc biệt là co cứng cơ vùng thượng vị
  • Tăng tiết nước bọt
  • Khó chịu, ấm ức ở vùng ngực
  • Nôn và buồn nôn khi, nôn có kèm máu tươi
  • Đi ngoài phân màu đen, phân có mùi khó chịu.
  • Thiếu máu, mệt mỏi, tụt huyết áp, da xanh xao.
  • Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị loét chảy máu nhiều gây mất máu, phải cấp cứu nhanh.

3. Cơn đau do loét dạ dày cấp thường xảy ra khi nào?

Cơn đau do loét dạ dày cấp có thể xảy ra bất cứ khi nào, tuy nhiên dưới đây là những thời điểm thường xuyên xảy ra nhất:

  • Cơn đau thường xuất hiện 2-3 tiếng sau khi ăn hoặc khi đói, đôi khi cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn mất ngủ.
  • Sau khi ăn quá no: lúc này thức ăn sẽ va chạm vào vết loét gây đau.
  • Khi thay đổi thời tiết: lúc này hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn HP phát triển và gây loét
  • Khi ăn các đồ chua, cay, nóng.
  • Khi căng thẳng, stress
  • Khi dùng các chất kích thích

4. Chẩn đoán loét dạ dày cấp

4.1. Khám thực thể

Bao gồm các biểu hiện của loét dạ dày cấp cụ thể như:

  • Đau rát vùng thượng vị: ngoài ra khi bình thường, nếu bạn bị loét dạ dày, ấn nhẹ vào điểm thượng vị sẽ thấy đau.
  • Có tiếng óc ách: nguyên nhân do hẹp môn vị (trường hợp này đã xảy ra biến chứng)
Khám thực thể đau vùng thượng vị
Khám thực thể đau vùng thượng vị đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày

4.2. Cận lâm sàng

Chụp X quang dạ dày tá tràng cản quang

Đây là phương pháp chẩn đoán loét dạ dày cấp nhanh chóng, an toàn, không gây đau đớn với bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này kém chính xác, không thể phân biệt vết loét lành tính với ung thư dạ dày. Chụp X quang dạ dày có tỷ lệ âm tính giả là 30% và tỷ lệ dương tính giả là 10%.

Phương pháp chụp X quang
Phương pháp chụp X quang chẩn đoán viêm loét dạ dày cấp tính

Nội soi chẩn đoán loét dạ dày tá tràng

Đây là phương pháp chẩn đoán trực tiếp, nhanh và chính xác nhất. Ngoài việc nhận biết kích thước, vị trí vết loét, nội còn có thể tìm ra những vết thương khó thấy ở niêm mạc và tiến hành sinh thiết các tổn thương để khảo sát mô học. Việc sinh thiết vết loét chủ yếu áp dụng đối với trường hợp nghi ngờ tổn thương ác tính. Tuy nhiên phương pháp này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí đau đớn và có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori – vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng

khám nội soi tìm Hp
Nội soi chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng có Hp

Xem thêm:

5. Điều trị viêm loét dạ dày cấp

5.1. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày cấp

Giảm các yếu tố gây loét bảo gồm: giảm sử dụng thuốc NSAIDs, Corticoid, giảm stress, giảm sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá.
Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sử dụng thuốc điều trị.

5.2. Viêm loét dạ dày cấp uống thuốc gì?

Dưới đây là đơn thuốc viêm dạ dày cấp, bao gồm các thuốc thường xuyên được sử dụng trong điều trị, đem lại hiệu quả tốt nhất:

  • Thuốc Antacid (Maalox, Alusi, Phosphalugel): 0,5 – 1ml/1kg thể trọng, uống 3 giờ sau ăn hoặc trước khi đi ngủ, các thuốc antacid giúp cắt cơn đau dạ dày cấp tốc, tuy nhiên không thể điều trị tận gốc viêm loét dạ dày.
  • Cimetidine: Mỗi ngày dùng từ 20mg – 40mg/1kg thể trọng. Có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm (đường tiêm cho tác dụng nhanh hơn). Thời gian sử dụng từ 4 – 6 tuần. Sau đó sử dụng liều duy trì hàng ngày: 5 mg/1kg thể trọng (dùng vào buổi đêm), áp dụng trong 1 năm.
  • Ranitidine: Mỗi ngày dùng 2 – 6 mg/1kg thể trọng, chia làm 2 lần dùng, có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch cho tác dụng nhanh hơn)
  • Omeprazole: Mỗi ngày dùng từ 20mg – 40mg, chia làm 2 lần uống (không nên dùng đối với trẻ em)
  • Sucralfate: Mỗi ngày dùng 4 viên, dùng 30 phút sau ăn và trước khi đi ngủ. Thời gian sử dụng từ 4 – 8 tuần.
Thuốc antacid
Antacid là thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính

Nếu bạn sử dụng những thuốc này mà bệnh tình không tiến triển thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra lại. Đề phòng mắc các bệnh nguy hiểm khác như: đau ruột thừa, ung thư dạ dày,…

5.3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày cấp

Sử dụng thuốc đúng phác đồ, không chỉ giúp giảm đau nhanh mà còn giúp chữa viêm loét dạ dày cấp tính tận gốc. Phác đồ cụ thể bao gồm:

  • Thuốc Phosphalugel: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 gói. Chú ý lắc đều gói trước khi dùng. Dùng thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc 3 giờ.
  • Thuốc kháng sinh: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên Metronidazol 250mg và
  • Tetracyclin 250mg. Dùng thuốc trước khi ăn 30 phút
  • Thuốc Omeprazol: Mỗi ngày uống 1 viên Omeprazol 20mg. Dùng thuốc trước khi ăn 30 phút.

Đối với trường hợp đau dữ dội, bạn có thể dùng ngay một gói Phosphalugel, điều này sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên không nên lạm dụng vì thuốc này có chứa nhiều ion kim loại, có thể dẫn tới tình trạng sỏi thận.

thuốc Omeprazole
Chỉ nên dùng Omeprazole để điều trị loét dạ dày cấp trong vòng 6 tuần

Thuốc Omeprazol chỉ nên áp dụng khoảng 6 tuần, sau khi hết 6 tuần bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra, nếu như vẫn chưa khỏi bạn có thể chuyển qua dùng thuốc kháng thụ thể Histamin H2 như: Cimetidin, Ranitidin.

Thận trọng khi áp dụng pháp đồ điều trị này đối với trẻ em dưới 18 tuổi.

Xem thêm: Chia sẻ 2 đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tối ưu nhất

6. Loét dạ dày cấp kiêng ăn gì?

Một số loại thức ăn, đồ uống có thể gây loét dạ dày, chính vì vậy loại bỏ chúng khỏi thực đơn ăn uống cũng được xem là một biện pháp chữa viêm loét dạ dày cấp tính.
Cụ thể cần loại bỏ những thực phẩm và đồ uống sau:

  • Cà phê
  • Socola
  • Thực phẩm cay, nóng
  • Rượu, bia
  • Thực phẩm có tính chua (giàu acid): cam, quýt, chanh,..
các thực phẩm gây kích ứng dạ dày
Cần tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày

7. Viêm loét dạ dày cấp nên ăn gì?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới loét dạ dày cấp. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra một số loại thực phẩm ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP cụ thể là:

  • Súp lơ
  • Bắp cải
  • Dâu tây
  • Cà rốt
  • Mật ong
  • Nghệ
  • Tỏi
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn phòng ngừa được bệnh loét dạ dày cấp

Để xây dựng 1 chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày tá tràng (bao gồm cả cấp tính và mạn tính) bạn có thể tham khảo thêm tại đây

8. Phòng ngừa loét dạ dày cấp như thế nào?

Ngoài điều trị loét dạ dày cấp, việc phòng ngừa loét dạ dạ dày cấp cũng rất quan trọng. Không chỉ quan trọng đối với những người bình thường, đối với những người đã bị loét nó giúp ngăn ngừa các đợt loét cấp diễn ra, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển.

Cách phòng ngừa hiệu quả bao gồm:

  • Giảm sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, tuyệt đối không được lạm dụng, các thuốc này không chỉ gây tác dụng phụ là loét dạ dày mà còn gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, xương – khớp.
  • Áp dụng chế độ độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm mà tôi đã trình bày ở phần 7
  • Không nên ăn quá no, sau khi ăn xong nên nghỉ ngơi hợp lý, không nên vận động mạnh.
  • Khi có những biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, đau bụng,.. bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra, nhằm phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh sớm giúp tăng khả năng điều trị tận gốc bệnh

Kết luận

Loét dạ dày cấp tuy không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ bệnh sẽ tiến triển và cực kì nguy hiểm, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không áp dụng các biện pháp điều trị và phòng tránh của chúng tôi ngay bây giờ.

Xem thêm: Viêm loét dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x