Skip to main content

Những điều cần biết về đau dạ dày dương tính

  • Ngày đăng:

    07/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    315

Đau dạ dày dương tính là gì? Đi khám nhận được kết quả dương tính với đau dạ dày liệu có đáng nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong những thông tin y khoa dưới đây để hiểu bản chất của tình trạng này nhé!

Xem thêm:

1. Đau dạ dày dương tính là gì?

Đau dạ dày dương tính là kết quả sau khi tiến hành các xét nghiệm kiểm tra phát hiện người bệnh đã bị đau dạ dày. Trong phần lớn các trường hợp, điều này đồng nghĩa với việc người bệnh xét nghiệm HP dương tính.

HP – helicobacter pylori hay còn được gọi tắt là H.pylori là một vi khuẩn cư ngụ chính ở dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Kết quả xét nghiệm HP dương tính cho thấy người bệnh đã bị nhiễm khuẩn HP trong dạ dày. Ngược lại, nếu là âm tính thì điều đó có nghĩa là không có vi khuẩn Hp trong dạ dày của bạn.

Hiện nay, các xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán có vi khuẩn HP hay không bao gồm: nội soi kiểm tra mô bệnh học, làm xét nghiệm máu, test nhanh ure, test hơi thở UBT, xét nghiệm phân. Tùy theo từng điều kiện mà các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm loại xét nghiệm gì.

Mỗi một phương pháp xét nghiệm đều có tiêu chuẩn đánh giá HP dương tính và độ chính xác của các xét nghiệm cũng khác nhau. Vì vậy, người bệnh có thể được yêu cầu làm nhiều loại xét nghiệm để thu được kết quả chính xác nhất.

Tuy nhiên, dương tính với HP không có nghĩa là người đó chắc chắn bị bệnh đau dạ dày. Có đến 70% dân số nước ta có kết quả dương tính với vi khuẩn HP nhưng không phải tất cả những người đó đều có biểu hiện đau mắc bệnh. Trên thực tế, HP chỉ có thể gây ra bệnh nếu cơ thể người đó bị suy yếu, hoặc người đó có chế độ sinh hoạt xấu, ăn uống không điều độ.

Đau dạ dày dương tính do vi khuẩn H.P gây nên. 
Đau dạ dày dương tính do vi khuẩn H.P gây nên.

2. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày dương tính

Khi bị đau dạ dày, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu sau.

2.1 Đau bụng kéo dài

Tình trạng đau dạ dày kéo dài là một trong những biểu hiện khá đặc trưng của đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Những cơn đau này thường sẽ xuất hiện ở vùng bụng trên, dưới vùng ngực, đôi khi có thể đau xuyên qua lưng. Ngay khi nhận thấy mình có những biểu hiện này, bạn nên nghĩ ngay đến nguy cơ của bệnh đau dạ dày.

2.2 Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị – dấu hiệu đau dạ dày dương tính rõ rệt

Vi khuẩn HP sinh sống trong dạ dày, làm tăng nồng độ acid và làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ. Do đó, thành dạ dày bị acid ăn mòn, hình thành nên những vết viêm, loét. Những vết loét ở vùng thượng vị khiến người bệnh bị đau, nóng rát thượng vị.

Xem thêm: Tổng hợp triệu chứng đau dạ dày

Dạ dày bị tổn thương nên tiêu hóa kém, khiến thức ăn đọng lại lâu trong dạ dày. Thức ăn này sẽ lên men, sinh khí khiến người bệnh bị đầy hơi, ợ hơi và ợ chua.

Đau vùng thượng vị kéo dài là dấu hiệu của đau dạ dày dương tính. 
Đau vùng thượng vị kéo dài là dấu hiệu của đau dạ dày dương tính.

2.3 Nôn nao, nôn trớ

Người bệnh đau dạ dày dương tính với HP cũng thường gặp phải tình trạng buồn nôn hoặc nôn. Đặc biệt, các cơn nôn này thường xuất hiện sau ăn khoảng 2-3 giờ do mất cân bằng tiêu hóa trong dạ dày.

2.4 Giảm cân không chủ ý

Các bệnh đường tiêu hóa đều gây ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Bệnh đau dạ dày cũng vậy. Dạ dày bị tổn thương nên không thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Điều này sẽ dẫn tới việc cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết và bị sụt cân.

2.5 Người nhợt nhạt, chán ăn

Đau dạ dày thường xuyên khiến bệnh nhân dần trở nên mệt mỏi và kém ăn. Hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng khiến người bệnh ăn mất ngon. Thậm chí, những cơn đau dạ dày xuất hiện ngay sau bữa ăn có thể khiến một người thấy sợ ăn vì không muốn bị đau bụng. Về lâu dài, tình trạng kém ăn này sẽ khiến cơ thể nhợt nhạt, suy nhược.

2.6 Chảy máu dạ dày

Khi đau dạ dày lâu ngày, người bệnh có thể gặp phải tình trạng chảy máu dạ dày – xuất huyết dạ dày. Đây là một biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày, báo hiệu các vết loét tại dạ dày đã rất nghiêm trọng, ăn sâu vào thành dạ dày. Ngay khi xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần được đưa đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra dạ dày một cách kĩ càng và điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây bệnh dương tính đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày dương tính. Tổng quan lại, chúng bắt nguồn từ đặc tính của vi khuẩn HP đó chính là có khả năng lây truyền có 4 con đường chính là miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – miệng, dạ dày – dạ dày. Trong đó, đường xâm nhập phổ biến nhất của loại vi khuẩn này là miệng – miệng.

Xem thêm: Tại sao lại đau dạ dày ?

3.1 Lây nhiễm qua tiếp xúc

Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong toàn bộ hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả miệng. Khi bạn vô tình tiếp xúc với người đã bị nhiễm vi khuẩn HP qua đường miệng như: hôn, dùng chung đồ cá nhân (uống chung cốc nước, sử dụng chung thìa, đũa…) thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này. Thói quen ăn chung mâm, chung thìa đũa, bát nước chấm của người Việt cũng là nguyên nhân khiến HP lây lan dễ dàng hơn.

3.2 Do ăn uống

Vi khuẩn HP tồn tại nhiều trong nguồn nước bẩn. Do đó, nếu bạn sử dụng thực phẩm không đảm bảo, không sơ chế sạch, nấu kỹ thì khả năng vi khuẩn HP có tồn tại là rất lớn. Sử dụng đồ ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc các thực phẩm tươi sống, ăn uống ở những hàng ven đường kém vệ sinh… khiến bạn dễ dàng bị nhiễm khuẩn.

Thói quen ăn uống dùng chung bát có thể khiến mọi người mắc đau dạ dày dương tính.
Thói quen ăn uống dùng chung bát có thể khiến mọi người mắc đau dạ dày dương tính.

3.3 Đau dạ dày dương tính do nguồn nước sinh hoạt

Nguồn nước bị ô nhiễm hoặc ở gần nơi mất vệ sinh có chứa vi khuẩn HP là một yếu tố tiềm ẩn khả năng gây bệnh. Lý do là bởi HP tồn tại rất nhiều trong các nguồn nước bẩn.

3.4 Lây nhiễm qua phân

Người bị nhiễm HP khi đi ngoài cũng sẽ thải ra phân có chứa khuẩn HP. Nếu các chất thải này không được xử lý đúng cách thì khả năng làm lây lan HP ra môi trường xung quanh là rất lớn. Nếu bạn có tiếp xúc với các chất thải này, khả năng bị nhiễm HP là rất lớn.

4. Làm sao để biết mình bị đau dạ dày dương tính vi khuẩn HP?

Các duy nhất để biết chắc bản thân có dương tính với khuẩn HP hay không chính là đi khám và làm xét nghiệm. Khi đến với bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau.

Nội soi giúp chẩn đoán đau dạ dày dương tính. 
Nội soi giúp chẩn đoán đau dạ dày dương tính.

4.1 Kiểm tra mô bệnh học

Bằng phương pháp nội soi, các bác sĩ có thể thấy được hình ảnh thực trạng của niêm mạc dạ dày và thực quản. Các bác sĩ sẽ lấy một mảnh tế bào dạ dày đang bị tổn thương. Mảnh tế bào này sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm để tiến hành kiểm tra xem có sự xuất hiện của vi khuẩn HP hay không.

4.2 Nuôi cấy tế bào

Mảnh sinh thiết tế bào từ người bị nghi ngờ mắc HP sẽ được sử dụng để mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau một thời gian, nếu thấy HP xuất hiện thì câu trả lời là bạn đã nhiễm đau dạ dày dương tính.

4.3 Xét nghiệm phân

Khi xét nghiệm phân, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nộp lại mẫu phân. Mẫu bệnh phẩm này sau đó sẽ được đem đi nhuộm và soi dưới kính hiển vi hoặc làm phản ứng miễn dịch. Nếu trong phân có xuất hiện vi khuẩn HP thì chứng tỏ người bệnh đã dương tính với HP.

4.4 Xét nghiệm máu

Máu của người bệnh được lấy mẫu, sau đó sử dụng công nghệ miễn dịch để xác định kháng thể kháng HP trong huyết thanh. Nếu trong máu có kháng thể HP thì người bệnh được kết luận dương tính với HP.

Tuy nhiên, xét nghiệm máu không phải biện pháp xác định vi khuẩn HP tốt nhất. Lý do là bởi ngay cả khi vi khuẩn HP đã bị tiệt trừ hoàn toàn thì kháng thể kháng vi khuẩn HP vẫn tồn tại trong máu trong một thời gian dài, thậm chí có thể là nhiều năm sau. Do đó, kết quả dương tính với HP khi xét nghiệm máu thường không có nhiều giá trị cho việc điều trị.

4.5 Test thở UBT

Một phương pháp khác thường sử dụng để xác định xem bệnh nhân có mắc đau dạ dày dương tính hay không chính là test thở UBT. Bệnh nhân sẽ được đưa một tấm thẻ hoặc bong bóng để thổi vào. Sau đó, qua các thiết bị đo đặc biệt với thông số DPM sẽ giúp xác định có HP hay không.

Trong quá trình thực hiện, cần lưu ý để có thể phân biệt bởi 2 đồng vị Carbon khác nhau là C13 và C14. Đồng vị C14 có tính phóng xạ nhưng chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ nên được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, để yên tâm hơn, bác sĩ có thể khuyến cáo các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú nên thực hiện test UBT với đồng vị C13. Chỉ số đánh giá đối với test thở C14 thông thường có ý nghĩa như sau:

  • DPM< 50: không mắc đau dạ dày do vi khuẩn HP, vi khuẩn Hp âm tính.
  • DPM 50-199: không xác định vi khuẩn Hp dương tính hay âm tính ( trường hợp này hiếm khi xảy ra.
  • DPM> 200: vi khuẩn Hp dương tính, bệnh nhân có HP trong dạ dày.

5. Đau dạ dày dương tính với Hp có nguy hiểm không?

Có đến hơn 60% dân số có vi khuẩn HP trong dạ dày. Tuy nhiên không phải ai nhiễm HP cũng sinh ra bệnh. Chỉ có khoảng 20% trong số người bị nhiễm HP sẽ chuyển thành bệnh dạ dày và khoảng 6% bị loét dạ dày tá tràng và 1% bị ung thư dạ dày.

Ở điều kiện bình thường, người khỏe mạnh và sinh hoạt lành mạnh, vi khuẩn HP không gây tác động nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên trong những điều kiện tác động thêm như: thường xuyên stress, chế độ ăn uống không phù hợp, khuẩn HP sẽ hoạt động mạnh, tiết ra các chất làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc thậm chí hình thành ung thư dạ dày. Do vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ nên việc điều trị các bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP rất khó chữa triệt để và dễ tái phát lại.

Một vài những biến chứng nguy hiểm của khuẩn HP dạ dày cụ thể như

  • Xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng xảy ra khi trong dạ dày xuất hiện vết loét lâu ngày khiến chảy máu bên trong dạ dày.
  • Gây tắc nghẽn. Vi khuẩn HP phát triển mạnh mẽ ngăn cản thức ăn xuống dạ dày và tích tụ lâu dần thành khối u dẫn đến tắc nghẽn dạ dày.
  • Thủng dạ dày. Khi các vết viêm, loét ăn sâu vào lớp niêm mạc có thể làm thủng dạ dày.
  • Viêm phúc mạc. Đây là tình trạng một nhiễm trùng lớp lót của khoang bụng.
  • Ung thư dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP.

6. Cách phòng ngừa để không bị lây nhiễm khuẩn HP

Hiểu biết và có biện pháp phòng ngừa đúng cách là một trong những chìa khóa vàng giúp bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh lý nguy hiểm này. Việc phòng ngừa bệnh cần phải được thực hiện toàn diện, đặc biệt là trong trường hợp sinh sống cạnh những người đã nhiễm vi khuẩn HP. Các cách phòng ngừa bệnh lý này cụ thể như sau:

  • Bạn cần ý thức vệ sinh các đồ dùng cá nhân sạch sẽ, ngăn nắp. Tuyệt đối không sử dụng chung bàn chải, ly uống nước, đồ để ăn uống.
  • Cẩn trọng khi ăn tại các quán ven đường bởi đây có thể là nơi ẩn chứa rất nhiễm mầm bệnh do dụng cụ ăn uống ở đó rất kém không thể loại bỏ hết được vi khuẩn HP.
  • Lựa chọn và sơ chế thực phẩm cẩn thận. Triệt để thực hiện việc ăn chín uống sôi, đảm bảo nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn HP hoàn toàn.
  • Xử lý kỹ các yếu tố nguy cơ gây bệnh như phân, cao răng, dịch nôn ói từ người bệnh.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn sống như rau sống, gỏi… Không nên ăn quá nhiều các loại thức ăn lên men như mắm ruốc, mắm tôm… Đa số những loại thực phẩm này đều không được vệ sinh sạch sẽ và dễ gây các bệnh đường tiêu hóa.
  • Định kỳ thực hiện diệt trừ ruồi muỗi, bọ gậy,…
  • Giữ gìn vệ sinh chén đũa sạch sẽ, ngâm dụng cụ ăn uống của gia đình trong nước sôi.
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá…
  • Không nên lạm dụng quá nhiều các nhóm thuốc uống có ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc vitamin C, acid folic điều trị thiếu máu, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.
Cần giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa vi khuẩn H.P.
Cần giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa vi khuẩn H.P.

Hi vọng, với những thông tin về đau dạ dày dương tính mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết. Từ đó nâng cao nhận thức, phòng ngừa loại vi khuẩn này một cách hiệu quả.

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x