Bé 5 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân không ai ngờ tới
-
Ngày đăng:
05/07/2019 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
374
Nội dung bài viết
ToggleGần đây, sự việc bé 5 tuổi bị đau dạ dày khiến cha mẹ lo lắng hơn về tình trạng sức khỏe của con mình. Đa phần, mọi người đều nghĩ căn bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra với người lớn. Vậy nguyên nhân thực sự là gì? Cùng tìm hiểu về bệnh đau dạ dày ở lứa tuổi này để tìm ra cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Xem thêm:
1. Triệu chứng bé 5 tuổi bị đau dạ dày
1.1. Đau âm ỉ kèm theo ợ hơi liên tục
Khi bé ăn xong nhưng lại có những cơn đau âm ỉ ở bụng khiến bé cảm thấy khó chịu. Nếu cơn đau kéo dài từ 2 – 3 tiếng đồng hồ thì gia đình nên mau chóng đưa bé đến bác sĩ. Vì cơn đau âm ỉ nên bé sẽ thể hiện ra bằng nét mặt hoặc có thể nói cho ba mẹ biết. Kèm theo cơn đau âm ỉ là chứng ợ hơi liên tục. Nếu thấy bé có tình trạng này thì gia đình cũng nên lưu ý, hỗ trợ các bé kịp thời.
1.2. Ăn mất ngon
Triệu chứng ăn mất ngon ở bé 5 tuổi bị đau dạ dày là chịu chứng khó phát hiện. Nhưng ba mẹ chịu khó để ý các bé một tí sẽ thấy bé chán ăn vì ăn mất ngon. Nếu thấy bé hay bỏ ăn, dù là bữa ăn chính hay các bữa ăn phụ thì ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân bé chán ăn.
1.3. Ợ chua
Triệu chứng thứ hai là bé hay ợ chua. Ợ chua là một dấu hiệu cho thấy bé đang khó tiêu và có thể nôn mửa ngay bất cứ lúc nào. Những trường hợp ợ chua thông thường một hai lần thì không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu bé ợ chua nhiều lần trong một thời gian ngắn thì nên xem xét tình hình và đưa bé đến bác sĩ.
1.4. Buồn nôn, nôn
Một vài trường hợp là do cơ thể của các bé yếu nên buồn nôn hoặc nôn ngay sau khi ăn. Nhưng nếu buồn nôn hoặc nôn nhiều lần trong cùng một ngày thì gia đình cũng nên đưa bé đến bác sĩ để có những tư vấn đúng.
1.5. Sụt cân
Đối với bé 5 tuổi bị đau dạ dày, ba mẹ nên cân ký các em thường xuyên để xem lượng thức ăn mà các em tiếp thụ có phù hợp với cân nặng của các bé không. Nếu trong khoảng 1 tuần thấy các bé bị sụt cân rõ rệt thì nên xem lại tình trạng sức khỏe của các bé. Đưa đến gặp bác sĩ ngay nếu có thể.
1.6. Nôn ra máu
Triệu chứng thứ 6 là nôn ra máu. Trường hợp các bé nôn ra máu rất nguy hiểm, không đơn thuần là do ăn không tiêu, hay những nguyên nhân thông thường khác. Mà chắc chắn bé đã bị viêm nặng bên trong cơ thể nên mới bị nôn ra máu. Nếu gặp trường hợp này, ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ hoặc bệnh viện gấp.
1.7. Phân đen (do xuất huyết trong dạ dày hoặc do tá tràng)
Trường hợp cuối cùng là bé đi ra phân đen. Nguyên nhân đi phân đen là do xuất huyết trong dạ dày hoặc tá tràng. Có nhiều ba mẹ không biết bé đi phân đen khi bé đã tự lập khoảng 4 tuổi trở lên. Các bé cũng không nói cho ba mẹ biết nên trường hợp này cũng khó phát hiện. Ba mẹ cần quan tâm, theo dõi các bé để biết được những triệu chứng bất thường sớm nhất. Và đưa đến bác sĩ ngay khi có thể.
2. Nguyên nhân bé bị đau dạ dày
Căn bệnh đau dạ dày cứ tưởng chỉ xảy ra với người lớn. Thế nhưng, trên thực tế đau dạ dày ở trẻ em vẫn phố biến trong đó có những bé 5 tuổi đã mắc bệnh này. Bằng cớ là nhiều bài báo đã viết về các trường hợp này. Nguyên nhân bé 5 tuổi bị đau dạ dày chủ yếu do nhiễm khuẩn HP. Gia đình cần biết nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn HP để đề phòng trước khi những điều không mong muốn xảy ra. Các nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn HP:
2.1 Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không phù hợp là nguyên nhân chủ yếu gây ra rất nhiều bệnh chứ không đơn thuần là bệnh đau dạ dày. Vì thức ăn là nguồn dinh dưỡng đưa từ bên ngoài vào cơ thể, đồng thời nó cũng mang theo không ít các vi khuẩn gây hại vào bên trong cơ thể.
Chưa kể đến các trường hợp trong một số loại thức ăn chứa nhiều chất gây hại hơn là cung cấp chất dinh dưỡng. Với trẻ em, chế độ ăn uống phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng như tháp thức ăn. Và chia nhiều bữa ăn để đáp ứng được nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng đó.
2.2 Do sinh hoạt (không rửa tay trước khi ăn,…)
Trẻ em thường thích nghịch với mọi thứ đồ vật. Các loại đồ chơi, hay cát, các vật mà bé chơi, ba mẹ không có khả năng làm sạch hết mọi thứ trước khi con mình chạm vào, Vì thế, ba mẹ phải tập cho các bé những thói quen sạch trong sinh hoạt hằng ngày như rửa tay trước khi ăn, khi thấy đồ ăn bị bẩn thì bỏ đi, cũng như việc nên vệ sinh kỹ dụng cụ riêng của các bé.
2.3 Do lây nhiễm từ việc dùng đồ chung, hôn, mớm thức ăn
Do trong gia đình có người thân bị nhiễm vi khuẩn HP việc dùng đồ chung, hôn, mớm thức ăn là lý do chính bé 5 tuổi bị đau dạ dày. Ba mẹ nên cho các bé tự ăn uống độc lập. Có thể mua tô chén muỗng riêng cho bé và làm sạch nó mỗi khi sử dụng. Vì bé thích các hình ảnh sinh động nên dụng cụ để ăn uống của các bé có thể mua riêng. Tránh các hành động như mớm thức ăn cho bé vì nó cũng là một cách lây nhiễm. Nên cho bé ăn những loại thức ăn mềm, dễ nhai để tránh trường hợp mớm thức ăn.
Ngoài ra, các hành động bày tỏ sự yêu thương như hôn, nựng,… cũng cần phải cẩn trọng. Người lớn khi tiếp xúc với các bé cần phải vệ sinh sạch sẽ để tránh mang các loại vi khuẩn gây hại cho bé.
3. Hình ảnh nội soi cho thấy bé 5 tuổi bị đau dạ dày
Sau đây là một số hình ảnh nội soi cho thấy các bé bị đau dạ dày:
Hình ảnh trên cho thấy bé 5 tuổi bị viêm loét dạ dày ở hành tá tràng. Chất chất dịch nhầy trắng xuất hiện ở hành tá tràng của bé (hình thứ 4). Đây là một kết quả xét nghiệm của bé bị mắc bệnh viêm dạ dày ở bệnh viện Hùng Vương.
Hình ảnh tiếp theo là hình chụp nội soi bé về vấn đề tiêu hóa. Các bác sĩ đang tìm bộ phận nào trong cơ thể của bé bị bất ổn.
Một kết quả khác cho thấy bé có dịch nhầy bên trong dạ dày trong. Dẫn đến phình to và rớm máu.
4. Cách phòng tránh trẻ bị đau dạ dày
Sau khi tìm hiểu kỹ về căn bệnh khi bé 5 tuổi bị đau dạ dày. Ba mẹ cần biết cách phòng bệnh để không xảy ra các hậu quả không mong muốn. Với phòng bệnh đau dạ dày, ba mẹ nên chú ý đến việc cung cấp thức ăn cho trẻ.
- Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và chia đều trong các bữa.
- Thức ăn cần được nấu chín và tránh các loại thức ăn nhanh hay thức ăn đóng hộp, hạn chế không cho trẻ ăn các loại thức ăn này.
- Lưu ý rằng cần vệ sinh thức ăn thật sạch trước khi nấu cũng như người nấu cũng phải vệ sinh tay chân thật sạch.
- Khi các bé ăn uống cũng tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cũng như các thói quen tốt khác như tắm rửa sạch sẽ sau khi trẻ chơi cát dơ,…
Khi bạn thấy ở trẻ bất kỳ một trong những triệu chứng nào đã kể ở trên, cần đưa trẻ đến bác sĩ để xem xét và tư vấn. Cách tốt nhất là ba mẹ nên phòng tránh trước khi trẻ bị mắc bệnh. Vì một khi mắc bệnh với bé 5 tuổi bị đau dạ dày, căn bệnh sẽ không hết khỏi mà chỉ bớt đi và sẽ tái phát trong một ngày nào khác. Vì vậy, ba mẹ và gia đình cần cẩn thận và có một sự quan tâm đặc biệt đến các bé.