Skip to main content

Đau Dạ Dày Về Đêm: Cảnh báo 4 bệnh lý NGUY HIỂM

  • Ngày đăng:

    28/06/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    10/07/2024
  • Số lần xem

    572

Đau dạ dày về đêm khiến bạn không ngủ được là hiện tượng ngày càng phổ biến và có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Vậy tại sao đau dạ dày vào ban đêm? Nguyên nhân của đau dạ dày lúc nửa đêm là gì? Cách khắc phục cụ thể ra sao? Cùng đọc bài viết chi tiết dưới đây

1. Tìm hiểu về tình trạng đau dạ dày về đêm

Đau dạ dày vào ban đêm khiến bạn không ngủ được
Đau dạ dày vào ban đêm khiến bạn không ngủ được

Đau dạ dày trong đêm là trường hợp mà dạ dày bị đau âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt từng cơn trong khi bạn đang ngủ. Đau bao tử giữa đêm là một triệu chứng báo hiệu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Việc đau dạ dày vào ban đêm có thể liên quan trực tiếp tới các cơ quan trong đường tiêu hóa hoặc do thức ăn mà bạn ăn vào buổi tối ngày hôm đó.

Dạ dày bị đau vào ban đêm khiến cơ thể gặp rất nhiều khó chịu và giấc ngủ bị gián đoạn. Bị đau dạ dày diễn ra vào ban đêm thường xuyên khiến bạn mất ngủ trường kỳ, sức khỏe sa sút, thiếu tỉnh táo và khả năng làm việc, sinh hoạt cũng sụt giảm nghiêm trọng.

2. Tại sao đau dạ dày về đêm?

Hiện tượng đau dạ dày lúc nửa đêm có thể là dấu hiệu của các bệnh lý dưới đây:

2.1 Viêm loét dạ dày

Loét dạ dày là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến đau bao tử về đêm. Sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter Pylori, sử dụng uống rượu bia thường xuyên, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài,… đều có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, khiến đau dạ dày trong đêm

Cơn đau bụng do viêm loét dạ dày sẽ có đặc điểm:

  • Đau dạ dày cồn cào, cảm giác xót trong bụng, buồn nôn.
  • Đau ở vùng thượng vị hoặc ngay trên rốn. Các triệu chứng kèm theo gồm: ợ chua, ợ nóng, miệng tiết nhiều nước bọt, biếng ăn, trào ngược dạ dày…
  • Cơn đau có tính chu kỳ và thường xuất hiện vào lúc 1-2h đêm, khi mà dạ dày đã được làm rỗng và không có thức ăn ngăn cách giữa axit dạ dày và niêm mạc dạ dày.

2.2 Căng thẳng khiến bạn bị đau dạ dày kèm mất ngủ

Stress là một trong những nguyên nhân bị đau dạ dày
Stress là một trong những nguyên nhân bị đau dạ dày lúc nửa đêm

Não tương tác với phần còn lại của cơ thể thông qua hệ thống thần kinh. Một trong số đó là hệ thống thần kinh ruột giúp điều hòa tiêu hóa. Nếu hệ thần kinh bị căng thẳng, mệt mỏi do stress, có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, hoặc thậm chí dừng hoàn toàn. Kết quả là axit trong dạ dày vẫn tiết ra nhưng không được dùng để tiêu hóa thức ăn.

Dạ dày tiết nhiều axit quá mức dẫn tới dư thừa axit có thể gây loét dạ dày hoặc bị viêm hang vị trào ngược thực quản, từ đó mà sinh ra những cơn đau bụng và các triệu chứng tiêu hóa khác như đau dạ dày đầy hơi, quặn ruột, khó tiêu,…

>> Tìm hiểu thêm: 

2.3 Đau bao tử về đêm do ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt,… không phải là người bạn tốt của dạ dày. Các thực phẩm này khi đi vào dạ dày có thể gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày. Niêm mạc dạ dày có thể bị bỏng rát, dạ dày tiết nhiều axit hơn, khiến niêm mạc bị bào mòn, gây đau.

Đó là lý do mà khi ăn nhiều đồ cay nóng trong trong bữa tối, bạn thường bị đau rát vùng thượng vị và cơn đau dạ dày âm ỉ cả ngày hoặc có thể kéo dài cả đêm dẫn đến đau dạ dày trong đêm.

2.4 Do ăn uống hàng ngày

Các thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của dạ dày và khiến đau bao tử ban đêm, không ngủ được. Nếu bạn ăn phải những loại thức ăn sau đây, dạ dày sẽ phản ứng bằng những cơn đau bụng, có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón:

  • Ăn thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm độc (nấm độc, măng tươi,…) gây ra ngộ độc thực phẩm làm dạ dày đau dữ dội vào ban đêm.
  • Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như rau quả già, nhiều xơ cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,… Chúng tồn tại lâu trong dạ dày khiến dạ dày phải tiết nhiều axit và hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Kết quả là bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, đầy bụng, đau bụng âm ỉ,…
  • Ăn nhiều đồ ăn chua, đồ ăn nhiều axit như chanh, mơ, cóc,… Chúng làm tăng lượng axit trong dạ dày gây ra chứng trào ngược axit hoặc loét dạ dày làm đau bụng.

2.5 Căng thẳng, áp lực, mệt mỏi

Khi cơ thể bị áp lực, mệt mỏi hoặc gặp căng thẳng, hệ tiêu hóa thường hoạt động không ổn định, các chức năng tiêu hóa không được đảm bảo. Thức ăn đi vào dạ dày có thể không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa chậm hơn trong 1 thời gian. Hơn nữa, khi cơ thể bị căng thẳng và áp lực, dạ dày có xu hướng tiết nhiều axit hơn. Đó cũng là lý do mà nhiều người bị đau dạ dày trong đêm

2.6 Ngộ độc thực phẩm

Bạn có thể bị đau dạ dày về ban đêm nếu ngộ độc thức ăn trong bữa tối. Ngộ độc thực phẩm xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có độc, có vi khuẩn có những triệu chứng rất rõ ràng. Người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, đau quặn ruột, tiêu chảy,… Tùy từng thể trạng và loại thức ăn ngộ độc mà các triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, co rút bụng, đau bụng là một trong những triệu chứng điển hình nhất của ngộ độc thực phẩm.

2.7 Hội Chứng IBS

IBS hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích gây ra các triệu chứng như co thắt đau dạ dày trong đêm, đầy hơi, co thắt ruột, ruột hoạt động bất thường gây tiêu chảy hoặc táo bón. Các triệu chứng này có xu hướng lặp lại luân phiên, có thể kéo dài trong nhiều ngày, vài tuần hoặc vài tháng một lần.

Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng IBS là đau dạ dày hoặc có rút bụng. Cơn đau dạ dày thường tồi tệ hơn sau khi ăn tối. Lý do là bởi hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng trực tiếp đến ruột già. Sau bữa ăn tối, thức ăn được dạ dày đưa xuống đây để tiêu hóa. Tuy nhiên, IBS khiến cho ruột già không thể thực hiện tốt chức năng của mình gây ra chứng táo bón, tiêu chảy hoặc đầy hơi làm bụng bị đau.

2.8 Sỏi mật

Sỏi mật là sự hình thành dạng cứng của Cholesterol hoặc Bilirubin có thể phát triển trong túi mật. Chúng không phải lúc nào cũng gây ra vấn đề, nhưng đôi khi chúng chặn ống mật. Sự tắc nghẽn từ sỏi mật có thể gây đau dữ dội ở dạ dày bên phải, cũng như nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức. Đây cũng chính là nguyên nhân gây đau bao tử nửa đêm.

Sỏi mật không được điều trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan và tuyến tụy. Khi điều này xảy ra, bạn có thể bị vàng da, vàng da và mắt, hoặc họ có thể bị nhiễm trùng tuyến tụy nghiêm trọng.

2.9 Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là bệnh nhiễm trùng xảy ra tại cơ quan sinh sản nữ. Nó thường xảy ra khi các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ, phát triển và lây lan từ âm đạo lên tới tử cung, ống dẫn trứng và cả buồng trứng.

Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác đau ở bụng dưới và xương chậu.
  • Dịch tiết âm đạo/khí hư có mùi khó chịu bất thường.
  • Xuất hiện chảy máu tử cung bất thường, đặc biệt là trong hoặc sau khi giao hợp, hoặc giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có cảm giác đau hoặc chảy máu khi giao hợp.

2.10 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống nối miệng và dạ dày của bạn (thực quản). Sự tiếp xúc thường xuyên giữa axit với thực quản có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản.

Triệu chứng loét dạ dày phổ biến nhất là đau dạ dày về đêm. Axit dạ dày làm cho cơn đau tồi tệ hơn, cũng như khiến dạ dày thường bị xót, cồn cào. Cơn đau thường có thể thuyên giảm bằng cách ăn một số loại thực phẩm có tác dụng trung hòa axit dạ dày hoặc uống thuốc giảm axit, nhưng sau đó nó có thể quay trở lại. Cơn đau có thể tồi tệ hơn giữa các bữa ăn và đau dạ dày trong đêm.

2.11 Viêm dạ dày ruột khiến đau dạ dày ban đêm

Viêm dạ dày ruột được định nghĩa là sưng và viêm dạ dày và ruột do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm dạ dày ruột là một tình trạng rất phổ biến gây ra tiêu chảy và nôn mửa và đau bao tử về đêm. Nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp ở trẻ em là do một loại virus gọi là Rotavirus. Các trường hợp ở người lớn thường do Norovirus hoặc ngộ độc thực phẩm vi khuẩn. Các triệu chứng bao gồm: buồn nôn, nôn, tiêu chảy và co rút bụng, đau bụng .

2.12 Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở bất kỳ phần nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Đa số các bệnh nhiễm trùng ở hệ thống tiết niệu đều có liên quan đến đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo.

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu phát triển nhân lên trong bàng quang. Khi hệ miễn dịch không thể ngăn chặn các vi khuẩn này, vi khuẩn có thể giữ và phát triển thành một bệnh nhiễm trùng đầy đủ trong đường tiết niệu.

Từng loại nhiễm trùng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Thông thường, bạn cảm thấy đau dạ dày vào ban đêm là do bàng quang bị viêm. Viêm bàng quang dẫn tới các triệu chứng gồm: áp lực vùng chậu, đi tiểu thường xuyên, có máu trong nước tiểu, đau âm ỉ vùng bụng dưới.

3. Cách trị đau bao tử ban đêm

Để khắc phục chứng đau dạ dày về đêm, bạn có thể áp dụng những cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

3.1 Sử dụng túi chườm ấm

Cách giảm chứng đau dạ dày lúc nửa đêm bằng cách Sử dụng túi chườm ấm
Cách giảm chứng đau rát dạ dày về đêm bằng cách sử dụng túi chườm ấm

Bạn có thể sử dụng nhiệt để tác động giúp làm giảm cơn đau bụng. Hiện tại, túi chườm ấm có bán rộng rãi tại các siêu thị, nhà thuốc nên rất tiện dụng. Cách giảm chứng đau dạ dày lúc nửa đêm Nếu không mua được túi chườm ấm, bạn có thể dùng 1 chai to đổ nước ấm vào, dùng khăn mềm bọc lại để chườm trên vùng bụng bị đau.

Lưu ý: Không để chai nước quá to lên bụng để chườm vì có thể gây áp lực cho dạ dày. Bạn cũng không nên dùng nước quá nóng có thể làm phỏng da.

4.2 Uống nước trà gừng

Theo Đông y, gừng có tính ấm giúp cải thiện tình trạng đau bụng hiệu quả, trong đó có đau dạ dày vào ban đêm. Gừng còn có tính kháng viêm, sát khuẩn nhẹ nên người bị đau dạ dày do viêm, loét dùng rất tốt. Trà gừng cũng có khả năng làm giảm cảm giác nôn nao, buồn nôn thường đi kèm đau dạ dày rất hiệu quả.

Cách giảm triệu chứng đau dạ dày về đêm bằng trà gừng: Bạn chỉ cần dùng vài lát gừng tươi đập dập cho vào cốc sau đó đổ nước sôi vào. Đợi 5-10 phút sau đó cho thêm chút mật ong vào uống khi còn ấm.

4.3 Soda

Trong soda có chứa các muối carbonate. Chất này có thể giúp dạ dày giải phóng khí thừa ra ngoài. Nhờ vậy, tình trạng đầy hơi, khó tiêu được cải thiện. Bạn nên dùng soda không đường và thêm vài lát chanh để tăng hiệu quả. Cách giảm đau bao tử giữa đêm bằng Soda: Bạn nên uống khoảng ½ cốc soda trước giờ đi ngủ 1-2h là tốt nhất.

4.4 Hoa cúc

Trà hoa cúc là một loại đồ uống phổ biến mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày lúc nửa đêm. Hoa cúc chứa chất chống oxy hóa có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trà hoa cúc có thể bảo vệ dạ dày chống tiêu chảy, loét dạ dày, buồn nôn do tác dụng chống viêm của nó. Trà hoa cúc còn chứa chất Apigenin giúp giảm viêm, làm dịu dạ dày đang nóng rát và đau đớn.

Cách giảm đau dạ dày ban đêm: Uống 1 tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ có thể giúp bạn có 1 giấc ngủ ngon và giảm đau dạ dày về đêm. Bạn nên dùng hoa cúc khô hãm lấy trà để uống, có thể thêm chút mật ong.

4.5 Lá bạc hà

Bạc hà là một loại thảo mộc làm dịu dạ dày và chữa chứng khó tiêu
Bạc hà là một loại thảo mộc làm dịu dạ dày và chữa chứng khó tiêu

Lá bạc hà có chứa một chất chống oxy hóa và chống viêm được gọi là axit rosmarinic. Bạc hà là một loại thảo mộc làm dịu dạ dày và chữa chứng khó tiêu. Bạc hà làm tăng bài tiết mật và khuyến khích lưu lượng mật, giúp tăng tốc độ tiêu hóa.

Cách giảm đau bao tử vào ban đêm: Bạn nên dùng lá bạc hà bằng cách chọn những chiếc lá sạch đem vò nát và ngâm với nước sôi 5-10 phút. Dùng nước này uống vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày trong đêm hiệu quả.

4.6 Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp bạn cải thiện chứng đau dạ dày vào ban đêm là:

  • Tập thói quen ăn chậm: Nếu bạn có xu hướng ăn những miếng lớn, không nhai kỹ thì bạn sẽ nuốt nhiều không khí hơn và làm tăng thêm khí cho dạ dày. Điều này có thể dẫn đến đầy hơi và đau dạ dày. Bạn nên dành thời gian để nhai chậm và nuốt. Điều này cũng giúp bộ não của bạn có thời gian nhận ra bạn đã no trước khi bạn ăn quá nhiều.
  • Thay đổi tần suất ăn: Một số người bị đau bụng giữa các bữa ăn, khi không có chất đệm cho axit trong dạ dày. Nếu điều này xảy ra, bạn chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn 3 bữa chính để dạ dày của bạn không trống rỗng trong thời gian dài.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, không vận động mạnh sau khi ăn xong. Nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ để tránh tình trạng đau dạ dày trong đêm
  • Tránh xa thực phẩm gây hại cho dạ dày: Thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chứa nhiều axit hoặc cay nóng làm trầm trọng hơn những cơn đau dạ dày của bạn. Chúng có thể tàn phá ruột của bạn khi dạ dày cố gắng tiêu hóa chúng. Những thực phẩm trên cũng có thể làm chậm quá trình và khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày: Rau xanh, hoa quả tươi và chất xơ có thể giúp làm giảm những cơn đau dạ dày lúc nửa đêm. Do đó, hãy đảm bảo bạn ăn ít nhất 50g rau xanh mỗi ngày.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Tập luyện cơ thể giúp tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Bạn nên duy trì thói quen tập thể thao mỗi ngày.
  • Tránh stress, căng thẳng bằng những hoạt động thư giãn như đi dạo, nghe nhạc để cơ thể được thoải mái, tránh tình trạng đau dạ dày do stress.
  • Hạn chế sử dụng thuốc Tây gây hại cho dạ dày trong thời gian dài.

Đau dạ dày về đêm với những triệu chứng nhẹ có thể được khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Với tình trạng đau dạ dày kéo dài và trầm trọng, bạn nên các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Thường xuyên truy cập vào http://cumargold.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

>> Tìm hiểu thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BẠN NÊN ĐỌC NGAY

THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1
TƯ VẤN LIỆU TRÌNH

Thông báo

x