Bị trào ngược dạ dày ăn hải sản có được không? Xem ngay
-
Ngày đăng:
06/03/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
384
Nội dung bài viết
ToggleHải sản là món ăn yêu thích của nhiều người và nó cũng không khó để tìm thấy ở Việt Nam. Chúng ta đều biết, “hải sản nhiều chất” nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Rất nhiều bệnh phải nói “không” với hải sản. Trào ngược dạ dày có nằm trong số đó, đi tìm đáp án ngay tại bài viết dưới đây:
Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trước khi đi mối liên quan giữa hải sản và bệnh trào ngược dạ dày, cùng điểm qua khái niệm và nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược để chúng ta có một lời giải thích thỏa đáng nhất.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất trong dạ dày (acid, thức ăn, men tiêu hóa) đi qua cơ vòng thực quản đi ngược lên thực quản, hầu, họng – gây nên các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau tức ngực, nuốt nghẹn, ho, buồn nôn,….
Tại sao lại xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày?
- Do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và đẩy xuống ruột, mà lại bị ứ đọng tại dạ dày, lên men, sinh khí tăng áp lực dạ dày từ đó đẩy hơi lên thực quản.
- Do acid dạ dày tăng cao ở một số bệnh lý của dạ dày hay do thói quen sinh hoạt không điều độ cũng gây ra tình trạng trào ngược.
- Một số trường hợp hiếm gặp như cơ vòng thực quản không bình thường từ khi mới sinh ra.
Từ những thông tin trên, chúng ta hãy cùng xem ăn hải sản có trở thành nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày không?
Hải sản có chứa những chất dinh dưỡng gì?
Hải sản là từ được dùng chung để chỉ những loài vật mà con người đánh bắt được ở ngoài biển như cá , tôm, cua, ốc,…..Chất dinh dưỡng trong hải sản rất nhiều, đặc biệt là lượng lớn protein khiến hải sản trở thành nguồn thức ăn phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới.
Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn hải sản?
Mặc dù hàm lượng chất béo trong hải sản không cao, nhưng chính vì có hàm lượng protein cao nên người bị trào ngược dạ dày khi ăn hải sản cần phải thận trọng. Bởi hệ thống tiêu hóa của họ không tốt, đối với thức ăn giàu protein sẽ rất khó tiêu hóa và gây đầy bụng. Ăn một lượng lớn có thể khiến cho các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn ngày càng trầm trọng hơn.
Không những thế những loại hải sản sống ở mực nước sâu như: cá thu,…. cơ thể chúng có thể chứa một lượng chì nhất định, ăn lâu dài gây ngộ độc, khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt. Đặc biệt đối với người trào ngược dạ dày mà có cơ địa dị ứng hải sản thì tốt nhất nên tránh xa những loại đồ ăn này.
Người bị trào ngược nên ăn hải sản theo cách này.
Không cần phải tuyệt đối kiêng kị với hải sản, người trào ngược dạ dày có thể ăn hải sản mà không làm cho bệnh nặng hơn nếu tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Điều tiên quyết nhất là hãy chọn những hải sản còn tươi sống, rõ nguồn gốc. Nếu ăn phải những đồ ăn hải sản không rõ nguồn gốc, đã bị ôi thiu hay ươn lâu, thì dạ dày của bạn không những khó tiêu hóa mà thậm chí có thể bị ngộ độc bởi những tạp chất lạ.
- Chỉ nên ăn hải sản ở một lượng vừa phải, một tuần không quá 3 lần, mỗi lần không quá 200g.
- Không nên ăn hải sản một mình, nên ăn kèm với cơm hoặc bánh mì để giảm bớt triệu chứng trào ngược.
- Tuyệt đối không ăn hải sản khi còn sống. Hải sản sống chứa nhiều kí sinh trùng nguy hiểm cho đường ruột, hơn nữa còn cực kì khó tiêu. Đối với hệ tiêu hóa yếu của những người bị trào ngược dạ dày thì việc ăn hải sản sống có thể ví như mối hiểm họa không thể coi thường.
- Không nên ăn hải sản khi đã để qua đêm vì một số hải sản như tôm, cua, cá đã nấu chín mà để qua đêm sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Càng nguy hiểm hơn nếu chúng được hâm đi hâm lại nhiều lần.
>>> Đón đọc các bài viết mới nhất tại đây để có thêm kiếm thức về sức khỏe dạ dày, trào ngược.