Tổng hợp 16 cách làm giảm nóng dạ dày hiệu quả nhất mà bạn cần biết
-
Ngày đăng:
09/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
10/07/2024 -
Số lần xem
335
Nội dung bài viết
ToggleTổng hợp 16 cách làm giảm nóng dạ dày hiệu quả nhất mà bạn cần biết
Nóng dạ dày làm bạn cảm thấy thật khó chịu, ăn ngủ không yên. “Bỏ túi” ngay 16 cách làm giảm nóng rát dạ dày sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này và có một dạ dày khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây nóng dạ dày
Chủ yếu nóng dạ dày đến từ các nguyên nhân sinh hoạt, ăn uống nên chỉ cần xác định và cải thiện 2 yếu tố này tình trạng nóng dạ dày sẽ dần dần hết.
Các cách làm giảm nóng dạ dày hiệu quả
Tránh các loại thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ
Thường xuyên ăn những thực phẩm chua, cay và nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân làm nóng dạ dày. Những thức ăn, hoa quả có vị chua làm tăng lượng axit trong dạ dày khiến chúng phá hoại thành dạ dày và thực quản.
Ăn nhiều đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng dạ dày, gây ra cảm giác đau bụng và các triệu chứng khác của nóng dạ dày. Trong khi đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ gây đầy bụng, khó tiêu, làm tăng các triệu chứng khó chịu của bệnh nóng dạ dày.
Vì vậy, để giảm các triệu chứng nóng rát dạ dày, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm trên hoặc chỉ ăn với một lượng nhỏ.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate
Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và hệ tuần hoàn, ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh khác. Ăn các thực phẩm giàu carbohydrate có tác dụng hấp thu các chất lỏng có trong dạ dày, giảm lượng acid tiết ra.
Các thực phẩm giàu carbohydrate đó là bột yến mạch, cơm trắng, chuối, kiều mạch, khoai lang, củ cải đường, táo, cam, việt quất, đậu gà, gạo lứt, khoai tây,…
Không hút thuốc giảm nóng rát dạ dày
Trong khói thuốc có hàm lượng nicotin cao, tác động làm hư hại lớp nhầy dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh endothelin khiến dạ dày bị yếu. Vì thế, những người hút nhiều thuốc lá rất hay bị nóng dạ dày. Ngừng hút thuốc chính là cách làm giảm nóng dạ dày hiệu quả và nhiều nguy cơ xấu khác cho sức khỏe.
Tránh uống rượu, bia
Uống rượu bia hoặc đồ uống có cồn gây ức chế sự tạo thành của lớp chất nhầy bao phủ dạ dày. Nó còn làm tăng tiết acid dịch vị ăn mòn niêm mạc dạ dày gây ra các chứng bệnh như đau dạ dày, nóng dạ dày… Vì vậy, để giảm nóng dạ dày nhanh chóng, bạn cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc uống rượu bia.
Kiểm tra thật kỹ thành phần thuốc Tây
Nếu bạn bị nóng dạ dày, hãy thận trọng khi dùng thuốc tây. Một số loại thuốc có thể khiến cho tình trạng nóng dạ dày thêm trầm trọng.
Các loại thuốc có thành phần là corticosteroid, ibuprofen, phenylbutazone, aspirin,…gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần thuốc thật kỹ trước khi sử dụng. Thêm vào đó hãy hỏi ý kiến dược sĩ để sử dụng các loại thuốc không gây kích ứng dạ dày.
Không bỏ bữa
Với những người bị nóng dạ dày, việc bỏ bữa thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng thêm trầm trọng.
Sau giấc ngủ ban đêm, khoảng 6-7h sáng, dạ dày sẽ tiết ra acid, enzym tiêu hóa… nếu không ăn sáng trung hòa các acid, enzym này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Vì vậy, ăn đúng giờ và không bỏ bữa sẽ là cách làm giảm nóng dạ dày rất hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn sẽ giúp cơ thể dẻo dai và linh hoạt, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đặc biệt, có những bài tập có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả như bài tập giãn nở cơ thể, xoa bụng, động tác gập người,…
Tập luyện những bài tập trên ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ là cách giảm nóng dạ dày giúp cho dạ dày thêm khỏe mạnh, kích thích tiêu hóa và hạn chế chứng nóng dạ dày.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây
Rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho dạ dày tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng nóng dạ dày.
Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn các loại quả họ cam, quýt vì chúng có hàm lượng acid cao sẽ tăng cao làm các triệu chứng nóng dạ dày thêm trầm trọng.
Hạn chế uống sữa khi đói
Người bị nóng dạ dày nên hạn chế uống sữa vào những lúc bụng đói. Uống sữa khi bụng đói sẽ khiến dạ dày bị kích thích và tiết nhiều axit hơn.
Ngoài ra, nhiều người còn bị dị ứng và không tiêu hóa được lactose trong sữa gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng.
Uống một chút nước đường
Uống một chút đường khi bạn bị nóng dạ dày có thể là cách giảm nóng dạ dày dễ và nhanh. Nước đường có tác dụng giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
Đặc biệt, nước đường còn làm dịu dạ dày khi bạn ăn quá nhiều đồ cay nóng. Bạn nên pha đường với nước ấm sẽ có tác dụng làm giảm nóng rát dạ dày tốt hơn.
Ăn dưa chuột
Ít người biết được rằng dưa chuột là cách làm giảm nóng dạ dày hiệu quả. Dưa chuột có tính mát, nhiều nước sẽ làm giảm các cơn đau và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của đường ruột giúp cho các độc tố bị đẩy ra ngoài.
Bạn có thể ăn dưa chuột sống trực tiếp hoặc uống một cốc nước ép mát lạnh sẽ là cách giảm nóng dạ dày rẻ, dễ thực hiện.
Uống một chén trà gừng
Gừng là loại gia vị tự nhiên và cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh. Trong gừng có chứa chất chống viêm có tác dụng ngừa viêm nhiễm đường ruột, tăng cường các chất tiêu hóa. Nhờ vậy, thức ăn được hấp thụ và tiêu hóa nhanh hơn, loại bỏ các khí thừa trong đường ruột.
Gừng cũng giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, làm giảm nhanh triệu chứng nóng dạ dày, giảm buồn nôn.
Cách làm 1 tách trà gừng đơn giản như sau: Bạn dùng ½ thìa cà phê gừng đã xay nhuyễn cho vào trong 1 cốc nước nóng để từ 3-5 phút. Bạn có thể thêm một chút mật ong và sử dụng 2 lần mỗi ngày.
Uống nước rau hoặc nước hoa quả
Nước rau hoặc nước hoa quả được coi như một “vị thuốc” tự nhiên cho những người bị nóng dạ dày. Nước các loại rau xanh như bắp cải, rau bina, rau má,…hoa quả như dâu tây, chuối, dưa hấu,…có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày, làm dịu dạ dày.
Chúng làm tăng lưu lượng máu đến dạ dày và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày nhờ đó không chỉ làm giảm nóng dạ dày nhanh chóng mà còn giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn.
Ăn sữa chua
Sữa chua cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Sữa chua giúp trung hòa axit trong dạ dày và khiến dạ dày trở nên bớt nóng hơn. Người bị nóng dạ dày khi ăn sữa chua sẽ giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng.
Bạn nên ăn sữa chua khi chúng không quá lạnh vì đồ ăn lạnh cũng có thể khiến dạ dày thêm kích ứng và làm cho bạn bị đau bụng nhiều hơn.
Uống mật ong
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên. Trong mật ong có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Dùng mật ong sẽ kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn ăn ngon miệng. Người bị nóng dạ dày uống mật ong có tác dụng giảm tiết axit trong dạ dày.
Bạn dùng 1 muỗng mật ong pha với nửa cốc nước ấm rồi từ từ uống sẽ khiến cho các triệu chứng nóng rát nhanh chóng biến mất.
CumarGold New – Thảo dược hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng dạ dày Từ Gốc – Toàn Diện – Lâu Dài
Có thể nói, chế độ ăn uống khoa học khi kết hợp với việc giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh để ngăn ngừa tái phát là biện pháp tốt nhất được các chuyên gia khuyến cáo.
CumarGold New là sự kết hợp của Nano Curcumin cùng Chiết xuất Gừng chuẩn hóa (nhập khẩu từ châu Âu), trong đó thành phần Nano Curcumin có tác dụng gấp 40 lần nghệ thông thường. Sản phẩm tác động vào gốc rễ của nguyên nhân gây nóng dạ dày, ợ hơi, ợ chua…Nhờ đó giúp giải quyết được căn nguyên gây bệnh, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn tái phát trở lại.
Đặc biệt, sản phẩm có khả năng làm lành niêm mạc dạ dày thực quản nhanh chóng từ đó ngăn biến chứng cho người mắc.
Cách dùng:
- Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2 – 3 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày
- Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi: 01 viên/lần x 2 lần/ngày
- Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kiên trì uống CumarGold New trong 1 – 3 tháng.
Đi khám để giảm nóng dạ dày dứt điểm
Nếu hiện tượng nóng dạ dày không thuyên giảm sau khi bạn đã cải thiện việc ăn uống và sinh hoạt như các cách làm trên, chứng tỏ bệnh lý gây nóng dạ dày của bạn đã diễn biến nặng.
Bạn cần đi khám ngay tại các bệnh viện uy tín để biết tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị hợp lý. Hãy tuân thủ nghiêm lời khuyên bác sĩ và sử dụng thuốc phải theo đơn.
16 cách giảm nóng dạ dày trên đây là những biện pháp hữu ích giúp bạn thoát khỏi sự khó chịu nhanh chóng. Hãy lưu ngay vào sổ tay của bạn nhé. Truy cập vào http://cumargold.com/ để đón đọc những thông tin mới nhất về bệnh trào ngược dạ dày thực quản!