Biến chứng từ bệnh loét hành tá tràng và và những điều nên làm
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
384
Nội dung bài viết
Toggle
Bệnh loét hành tá tràng là một trong những bệnh gặp khá phổ biến trong cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở người trưởng thành
Những biến chứng thường gặp trong bệnh loét hành tá tràng
Các trường hợp bệnh loét hành tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét có thể dễ đưa đến ung thư hóa.
Ngược lại, bệnh loét hành tá tràng ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ gây hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là làm chảy máu, có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen.
Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi rất đặc biệt như “mùi cóc chết”.
Biến chứng thủng dạ dày cũng thường gặp. Nhiều bệnh nhân rất ít đau nhưng lại đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong.
Bệnh loét hành tá tràng có thể nhầm với bệnh gì ?
Một số bệnh khi đau vùng thượng vị có thể nhầm với bệnh loét hành tá tràng như viêm tụy, viêm đường dẫn mật, sỏi đường dẫn mật. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa ở những giờ đầu cũng có thể đau thượng vị (tỷ lệ này thấp) hoặc ngộ độc thức ăn gây viêm dạ dày cấp tính.
Ngoài ra triệu chứng đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen có thể nhầm với những bệnh nhân bị giun móc. Trong những trường hợp này cần xét nghiệm tìm trứng giun móc.
Khi nghi ngờ bệnh loét tá tràng nên làm gì?
Không nên tự điều trị mà nên đi khám bệnh để được thầy thuốc khám cẩn thận sau đó sẽ cho chỉ định chụp dạ dày, đặc biệt là nội soi dạ dày (nếu bệnh viện có điều kiện) để chẩn đoán xác định xem có bị bệnh loét hành tá tràng hay không?
Đối với người có bệnh loét hành tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và cả thuốc lá (thuốc lào) và các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê. Tất cả những chất này ở khía cạnh này hay khía cạnh khác đều có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu, chua, cay.
Cần làm gì để phòng, chữa trị bệnh loét hành tá tràng?
Ăn uống hợp vệ sinh là khâu quan trọng hàng đầu. Về điều trị, ngày nay người ta khuyến cáo điều trị bệnh loét hành tá tràng dựa trên cơ chế tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị là cách hữ hiệu nhất. Ngoài ra cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày.
Nhận thông báo
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments